
Trong
1 buổi học tâm lý, thầy giáo nhỏ 1 giọt mực đen vào tờ giấy trắng và hỏi cả
lớp:
Thầy
giáo: "Các em nhìn thấy gì
?"
A:
"Em nhìn thấy giọt mực màu
đen."
B:
"Em thấy tờ giấy trắng bị nhỏ giọt mực
đen."
C:
"Em thấy trên trang giấy trắng có giọt mực
đen."
Thầy giáo:
-
Với bạn A, sao em chỉ nhìn thấy mỗi giọt mưc đen nhỏ xíu mà không nhìn thấy màu
trắng của giấy. Mọi thứ đều có 2 mặt tốt và xấu, nhưng em chỉ chăm chăm vào cái
xấu để phê phán mà không chịu nhìn thấy mặt sáng của nó mà thông cảm hay phát
huy.
-
Với bạn B, em nhìn thấy được cả 2 mặt đen trắng của sự việc. Tuy nhiên, em cho
rằng " tờ giấy trắng bị nhỏ giọt mực đen" => em đổ thừa hoàn cảnh làm đen
giấy trắng. Em đang nhìn sự vật ở tư thế bị động. Và với cách nhìn bị động
thường sẽ làm con người ta thiếu lạc quan và phó mặt cho số
phận.
-
Với bạn C, em cũng thấy được 2 mặt đen trắng và em nhìn sự việc ở tư thế chủ
động. Em ý thức được vết đen đó và có thể em sẽ tìm cách xóa vết đen đó được.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt khách quan, em vẫn còn quan tâm nhều đến vết đen trên
giấy trắng và cho dù em có thừa nhận trang giấy còn nhìu chỗ trắng đi nữa thì em
vẫn bị vết đen kia chi
phối
=>
Câu hỏi của thầy không có 1 câu trả lời nào hoàn toàn đúng. Ở mỗi sự việc, mỗi
vấn đề, mỗi tình huống sẽ có những câu trả lời khác nhau. Do đó, khi đưa ra bất
kỳ đánh giá, hay nhận định nào, các em cũng phải đặt mình ở nhiều vị trí, nhiều
phương diện khác nhau để có thể có được hành động đúng
!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét